Bệnh dị ứng khá phổ biến trong mọi độ tuổi và có nhiều biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Dị ứng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, do yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng. Người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các triệu chứng kéo dài, nặng hơn, gây ra dị ứng mạn tính.
Dị ứng là bệnh lý phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bắt nguồn từ vô số nguyên khác nhau như: thuốc, phấn hoa, mạt bụi, thực phẩm, lông vật nuôi, v.v… Các triệu chứng dị ứng có thể nặng nhẹ khác nhau ở mỗi trường hợp. Khi phát hiện dấu hiệu dị ứng, người bệnh cần được chẩn đoán sớm để có phương pháp điều trị thích hợp.
Dị ứng là gì? Vì sao khó xác định nguồn gốc của bệnh dị ứng?
Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các chất lạ mà thường không gây hại cho cơ thể và tạo ra những kháng thể chống lại các chất đó. Trong những lần tiếp xúc với chất gây dị ứng tiếp theo, kháng thể sẽ giải phóng một số hóa chất của hệ miễn dịch và gây ra các triệu chứng dị ứng.
Chất gây dị ứng có thể ảnh hưởng tới những bộ phận khác nhau trên cơ thể với những biểu hiện, triệu chứng như:
- ✅ Viêm mũi dị ứng gây ra các phản ứng: Hắt xì; Ngứa mũi, ngứa mắt hoặc vòm miệng; Chảy nước mũi, nghẹt mũi; Viêm kết mạc, đỏ, sưng mắt.
- ✅ Viêm da dị ứng: Nổi chàm, nổi mụn nước; Ngứa; Nóng rát da; Kết vảy.
- ✅ Dị ứng thực phẩm gây ra các triệu chứng như: Ngứa trong miệng như: Ngứa trong miệng; Sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng; Nổi mề đay.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng, rất khó để xác định nguồn gốc chính xác. Một số tác nhân gây ra dị ứng thường gặp như:
- ❇️ Các chất gây dị ứng đến từ môi trường: Nấm mốc, mạt bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, hóa chất… là những tác nhân thường gây viêm da dị ứng nhất.
- ❇️ Dị ứng do thay đổi thời tiết, khí hậu, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, dị ứng với các hóa chất trong nước mưa.
- ❇️ Một số thực phẩm như trứng, hải sản, sữa (sữa bò, sữa dê), đậu phộng,…thường chứa các protein gây dị ứng ở cơ địa mẫn cảm.
- ❇️ Một số loại thuốc điều trị gây ra tác dụng phụ như nổi mề đay, mẩn đỏ, phát ban, sốt, khó thở khi sử dụng, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin.
- ❇️ Dị ứng kim loại, dị ứng nhựa cao su, dị ứng với một số hợp chất kim loại.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh dị ứng
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nguồn gốc bệnh dị ứng đến từ yếu tố di truyền, đặc biệt trong các gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn.
Không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến Dị Ứng Mạn Tính
Khi xuất hiện tình trạng dị ứng, nếu không tìm ra nguồn gốc và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành Dị Ứng Cấp Tính (kéo dài trong 24 giờ cho tới dưới 6 tuần) và Dị Ứng Mạn Tính (kéo dài trên 6 tuần).
Không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra dị ứng mạn tính
Dị ứng mạn tính ảnh hưởng đến da và hệ tiêu hóa, hệ hô hấp trong thời gian dài không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số vấn đề y tế khác như:
- ♦ Sốc phản vệ: Với những triệu chứng ban đầu là: bồn chồn, khó thở, hốt hoảng, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, tay chân lạnh, truỵ mạch,… Sốc phản vệ có thể xuất hiện khi dị ứng với thực phẩm, thuốc và bị côn trùng đốt.
- ♦ Hen suyễn: Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng dị ứng kéo dài gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp sẽ kích hoạt bệnh hen suyễn.
- ♦ Viêm xoang; Nhiễm trùng tai hoặc phổi: Các bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn mạn tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xoang
Chẩn đoán và điều trị Dị Ứng Mạn Tính
Tìm hiểu được nguồn gốc gây ra dị ứng sẽ giúp phòng ngừa và tránh khỏi các tác nhân gây ra bệnh. Ngoài các câu hỏi chi tiết về triệu chứng và các yếu tố có thể gây ra bệnh dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một hoặc cả hai xét nghiệm sau:
- ♦ Xét nghiệm dị ứng da: Lấy một mẩu da đến lớp thượng bì và quan sát phản ứng khi tiếp xúc với một lượng nhỏ protein có các chất nghi ngờ gây ra dị ứng.
- ♦ Xét nghiệm máu: Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay bệnh nhân để thực hiện các xét nghiệm đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu.
Xét nghiệm máu là một phương pháp để chẩn đoán nguồn gốc gây ra dị ứng
Sau khi có kết quả chẩn đoán, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với nguồn gốc gây ra dị ứng. Bên cạnh đó, áp dụng các phương pháp điều trị sau đây nhằm giảm các triệu chứng dị ứng:
- ♦ Liệu pháp dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng và tác nhân dị ứng, bác sĩ có thể kê các dạng thuốc viên, thuốc dạng lỏng, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt.
- ♦ Liệu pháp miễn dịch: Điều trị bằng cách tiêm các chất gây dị ứng theo lộ trình tăng dần hoặc sử dụng thuốc đặt dưới lưỡi để điều trị một số dị ứng phấn hoa.
Khi nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh dị ứng, người bệnh cần liên hệ các cơ sở y tế chuyên môn, uy tín để được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
✅ Tham khảo thông tin khác: < Xem Thêm >